Bệnh ghẻ ở chó là căn bệnh khá phổ biến ở loài chó . Nó không những gây ra sự thiếu thẩm mỹ ở cún cưng nhà bạn khi người đầy vết lở loét , hôi bẩn , thậm chí gây tử vong cho cún cưng nếu không được chữa trị kịp thời .
1. Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ ở chó
Vào mùa đông , khi thời tiết lạnh xuống chúng ta thường ít vệ sinh tắm rửa thường xuyên cho cún yêu được vì thời tiết lạnh , tắm nhiều dễ dẫn đến cảm và viêm phổi . Lúc này rất dễ phát sinh ghẻ nếu như chủ vật nuôi không để ý .
Nguyên nhân chính khiến chó ghẻ là do ký sinh trùng trên da, lông, tai của chó như ve chó, bọ chét hút máu. Khi đó, chó của bạn sẽ bị thiếu máu, gây dị ứng và tổn thương da, gây viêm da mọc mủ , ngứa và rụng lông . Bệnh rất dễ lây lan lây sang chó khác vì vậy cần cách ly chó ngay khi phát hiện bệnh.
Do cún cưng bị ăn mặn. Nhiều người sẽ cho cún ăn những đồ mặn. Chó rất dễ ghẻ vì ăn mặn. Do cơ thể chúng không chiu được thức ăn mặn nên rất sẽ bị ngứa và nóng. Khi đó chúng sẽ gãi cho đến khi trầy hết da.
2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ ở chó
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh ghẻ ở chó đó là chó bị rụng lông nhiều. Rụng lông là điều bình thường ở chó, chúng rụng lông quanh năm và nhiều nhất khi giao mùa. Thường là khi thời tiết chuyển lạnh và ngược lại . Nhưng nếu chó rụng lông nhiều thành từng mảng thì rất có thể chúng đã bị ghẻ.
Lông rụng thành từng đám tròn, lúc đầu chỉ 2-3mm mỗi chiều, sau đó lan rộng ra xung quanh do ghẻ cái đẻ nhiều . Ghẻ trưởng thành không tập trung một chỗ mà đi khắp cớ thể, làm những chỗ rụng lông lan rộng.
Tại những chỗ ngứa đều hình thành mụn nước to bằng đầu đinh ghim . Mụn này hình thành xung quanh một cái ghẻ do nước bọt của nó kích thích.
Khi gãi, cọ sát mụn nước vỡ ra, tương dịch chảy ra cùng với máu và những mảnh thượng bì bị bong tróc đóng thành vảy có màu nâu nhạt. Ở những chỗ bị rụng lông, lớp vảy này có thể dày tới 3 – 4mm.
Những chỗ rụng lông tiếp tục tăng thêm, lan rộng, nối liền nhau thành những mảng lớn. Da trở lên dày và nhăn nheo, có mùi hôi hám rất khó chịu.
Bệnh tiến triển làm cho chức năng của da không thực hiện được, con vật ngứa liên tục, mất ăn, mất ngủ gầy rạc rồi chết.
Chó sẽ bị ngứa, gãi nhiều mặc dù không có vết côn trùng đốt. Vì nếu bị côn trùng đốt, chó chỉ ngứa một lúc, trên da thường có vết đốt và biến mất sau vài ngày.
Ngoài ra, trên da của chó sẽ xuất hiện nhiều nốt đỏ lấm tấm. Da dày lên, đóng vảy hoặc sừng, da ửng đỏ và bị tróc da do chó gãi nhiều . Nếu chú chó của bạn có một vài hoặc tất cả những dấu hiệu này, khả năng cao chó bị ghẻ.
3. Mẹo chữa bệnh ghẻ chó bằng bài thuốc dân gian :
Chữa bênh ghẻ cho chó bằng bài thuốc dân gian chủ yếu là dùng các loaị lá dược liệu , nên rất an toàn, không gây kích ứng da và hại về sau này .
Những bài thuốc phần lớn là những lá cây, vỏ cây có tính chát, đắng. Chữa ghẻ cho chó các bạn có thể tìm các loại lá như lá xoan, lá đào, lá ổi, lá đắng, lá ba gạc, hay vỏ cây xà cừ . Mỗi ngày bạn lấy một nắm đem về đun, lấy nước tắm cho chó bị ghẻ . Hay với lá xoan, bạn có thể dã lấy nước rồi đem bôi trực tiếp vào chỗ chó bị ghẻ. Sau một thời gian bệnh ghẻ ở chó sẽ biến mất . Cách chữa này rất tốt cho sức khỏe của chó vừa sát khuẩn đồng thời tiêu diệt các con ghẻ.
– Sử dụng tinh dầu bạc hà bôi lên phần da bị ghẻ của chó. Mỗi ngày bôi từ 2 – 3 lần kéo dài khoảng 1 tuần. Bệnh ghẻ ở chó sẽ dần khỏi, phần da bị tổn thương sẽ mọc lông lại bình thường.
– Dùng lá xà cừ chữa ghẻ ở chó bằng cách đun sôi cùng với chút muối trắng để lấy nước tắm cho chó. Chó sẽ bớt ghẻ, đỡ ngứa và rụng lông. Cách này có thể khiến chó bạn hơi xót vì vết loét tiếp xúc trực tiếp với da .
Nước điếu thuốc lào: Dùng bông hoặc khăn sạch tẩm nước lấy từ điếu thuốc lào. Sau đó bôi đều lên vùng da chó bị rụng lông. Mỗi ngày bôi một lần cho tới khi khỏi hoàn toàn.
Bạn cũng có thể mua một số loại thuốc chuyên dụng trị ghẻ ở các tiệm thuốc thú y như : Bôi ngoài da mỡ hoặc dung dịch Sulfur có 30-32% Cancium polysulfide hoặc Benzylbenzoate 20 hoặ 50% cúng khá hiệu quả
Các loại thuốc tiêm nên sử dụng 1 lần/tuần; liệu trùng 4-5 lần.
Lưu ý:
– Cần tăng sức khoẻ bằng bổ sung vitamin C,D,A. Tăng khẩu phần dinh dưỡng, hạn chế đồ ngọt và mặn, đặc biệt hạn chế cho ăn nước mắm .
– Hạn chế tiếp xúc với người và chó khác.
– Vệ sinh chuồng trại, nơi chó ở phải khô, thoáng, ấm, mátPhải rọ mõm chó trước khi bôi thuốc để không cho chó liếm thuốc tránh trúng độc.
Không tắm cho chó bằng xà phòng gây dị ứng, dùng khăn hay bàn chải chà xát để bong hết các vảy trên da, sau đó lau khô rồi mới bôi thuốc.
Dụng cụ chăm sóc, nuôi dưỡng chó phải được sát trùng bằng thuốc sát trùng và được phơi khôi dưới ánh nắng mặt trời.
Bệnh ghẻ ngầm cần được điều trị lâu dài, điều trị làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 5-7 ngày. Trường hợp bị ghẻ toàn thân, không nên bôi thuốc toàn bộ cơ thể một lúc mà nên chia cơ thể ra từng phần và bôi thuốc vào các thời điểm khác nhau, tránh gây độc cho chó.
Phải cách ly chó bệnh ở khu riêng biệt, có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng và áp dụng phác đồ điều trị tổng hợp (dùng thuốc trị ghẻ kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh chữa triệu chứng và thuốc trợ sức trợ lực để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chó.